Xu hướng direct booking và chiến lược tăng doanh số Airbnb

10/10/2024 · 12 phút đọc

Trong thập kỷ qua, ngành du lịch và lưu trú đã chứng kiến nhiều biến đổi đáng kể. Sự ra đời của các nền tảng OTA (Airbnb, Agoda, Booking …) đã thay đổi cách thức kinh doanh dịch vụ lưu trú, khách sạn. Hàng triệu người trên thế giới đã tham gia vào mô hình này vì nó mang lại nhiều lợi ích vượt trội.

  • Các nền tảng OTA đã tạo ra một giao diện trực quan và dễ dàng sử dụng, giúp người dùng có thể so sánh giá, dịch vụ và đánh giá từ nhiều nguồn chỉ trong vài giây. Điều này đã giúp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng và tăng cường sự tiện lợi khi đặt phòng.

  • OTA đã mở rộng phạm vi lựa chọn cho người tiêu dùng. Không chỉ có các khách sạn lớn, mà cả những chỗ ở cá nhân, căn hộ, biệt thự hay những nơi lưu trú độc đáo khác cũng được liệt kê trên các nền tảng này. Điều này đã tạo ra một sự đa dạng trong lựa chọn và giúp người dùng tìm kiếm nơi lưu trú phù hợp nhất với nhu cầu và ngân sách của mình.

  • OTA đã tạo ra một cơ hội kinh doanh cho hàng triệu người trên khắp thế giới. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành một chủ nhà, cung cấp dịch vụ lưu trú và kiếm được thu nhập từ việc này. Điều này không chỉ giúp tăng cường thu nhập cho các cá nhân mà còn thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch ở nhiều quốc gia.

Tuy nhiên, hành vi của khách hàng ngày nay không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm thông tin trên OTA. Với sự hỗ trợ của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram và Google Map, họ thường tìm hiểu thêm thông tin trước khi đặt chỗ, làm tăng sự cạnh tranh trên thị trường và buộc chủ nhà phải thích nghi với những thay đổi.

Dựa vào biểu đồ hành vi của khách hàng, chúng ta có thể thấy rằng có 4 giai đoạn mà họ trải qua từ lúc bắt đầu tìm kiếm cho đến khi quyết định đặt phòng.

So với vài năm trước, khi OTA mới nổi lên và trở thành nguồn thông tin chính cho khách hàng, ngày nay, với sự phong phú của các lựa chọn trên OTA, nhiều người thường kết hợp sử dụng mạng xã hội như Facebook hay Google Map để thu thập thêm thông tin. Những chủ nhà có trang Facebook hoạt động tích cực và thông tin đầy đủ trên Google Map thường sẽ có ưu thế hơn so với các CHỦ NHÀ khác.

Bước này cũng vô hình chung tăng tỉ lệ khách hàng có thể tìm thấy bạn trực tiếp một cách dễ dàng hơn. Và từ đó, khi bạn cung cấp thông tin rõ ràng và đủ tốt. Một tỉ lệ lớn khách hàng sẽ ưu tiên đặt phòng trực tiếp với bạn.

Khi chủ nhà cung cấp tùy chọn đặt phòng trực tiếp trên Facebook, khách hàng thường có xu hướng chọn lựa này hơn là thông qua OTA.

Bên cạnh đó, những chính sách ngày càng khắt khe của các nền tảng OTA, bao gồm:

  • Thu phí hoa hồng cao

  • Chính sách hủy phòng không linh hoạt, gây thiệt thòi cho chủ nhà.

  • Thiếu biện pháp bảo vệ chủ nhà trước khách hàng không trung thực, như việc dọa đánh giá xấu để nhận ưu đãi hoặc hoàn tiền.

Những chính này đã gây ra nhiều áp lực và không ít khó khăn cho những người kinh doanh trong ngành. Điều này, kết hợp với việc khách hàng ngày càng yêu cầu dịch vụ cá nhân hóa và trải nghiệm tốt hơn, đã tạo nên một xu hướng mới trên toàn thế giới:

Xu hướng Đặt Phòng Trực Tiếp, hay còn được gọi là Direct Booking.

Vậy Direct Booking là gì?

Direct Booking là quá trình mà khách hàng đặt phòng trực tiếp thông qua website của chủ nhà hoặc qua điện thoại, facebook, zalo, thay vì thông qua các trang web đặt phòng trực tuyến (OTA).

Số liệu tăng trưởng Direct Booking

Để có một góc nhìn khách quan và đánh giá rõ ràng về sự phát triển của xu hướng Direct Booking, hãy tham khảo một vài số liệu thống kê dưới đây. Những con số này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và tiềm năng của xu hướng này trong bối cảnh thị trường du lịch hiện đại.


Bảng báo cáo về sự tăng trưởng của đặt phòng trực tiếp so với OTA

Năm

Thị phần đặt phòng trực tiếp

Thị phần OTA

2019

47%

53%

2021

52% - Tăng trưởng 20%

48% - Tăng trưởng 10%

2023 (dự báo)

60%

40%

  • Thị phần đặt phòng trực tiếp đang tăng trưởng nhanh hơn thị phần OTA.

Theo báo cáo của Hotelfriend 2022, tỷ lệ đặt phòng trực tiếp ở Châu Âu đã tăng lên 55,2% vào năm 2021, trong khi tỷ lệ đặt phòng qua OTA vẫn gần như tương đương với năm 2019 ở mức 30,6%.

Báo cáo Mastercard Data & Services 2022 cho thấy, đặt phòng trực tiếp tại các khách sạn ở Hoa Kỳ đã tăng 20% ​​vào năm 2021, trong khi đặt phòng qua OTA chỉ tăng 10%.

Theo báo cáo STR 2022 Global Hotel Industry Overview, đặt phòng trực tiếp chiếm 52% tổng số đặt phòng khách sạn vào năm 2021, tăng từ 47% vào năm 2019.

  • Đặt phòng trực tiếp đang trở thành kênh đặt phòng quan trọng nhất của khách sạn.

Theo khảo sát năm 2023 của SiteMinder, 72% chủ khách sạn cho biết đặt phòng trực tiếp là kênh quan trọng nhất của họ.

  • Đặt phòng trực tiếp mang lại lợi ích kinh tế cao hơn cho khách sạn.

Nghiên cứu năm 2022 của Criteo cho thấy đặt phòng trực tiếp có giá trị hơn với khách sạn so với đặt phòng qua OTA, với tỷ lệ chuyển đổi trung bình là 3,3% so với 2.5%.

  • Đặt phòng trực tiếp đang trở nên phổ biến hơn với khách du lịch.

Báo cáo năm 2021 của McKinsey & Company dự đoán đặt phòng trực tiếp sẽ chiếm 60% tổng số đặt phòng khách sạn vào năm 2025. Báo cáo này cho thấy đại dịch COVID-19 đã dẫn đến sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, với nhiều du khách đặt phòng trực tiếp với khách sạn để tránh rủi ro phải trả phí hủy phòng.

Một số nguồn số liệu tham khảo trong bài viết:

  • Hotelfriend 2022 Study: "Hotelfriend's 2022 Global Hotel Industry Benchmarking Report"

  • Mastercard Data & Services 2022 Report: "Mastercard Data & Services 2022 Global Travel Insights Report"

  • STR 2022 Global Hotel Industry Overview: "STR 2022 Global Hotel Industry Overview"

  • SiteMinder 2023 survey: "SiteMinder 2023 Global Hotelier Survey"

  • Criteo 2022 study: "The State of Direct Booking in the Hotel Industry"

  • McKinsey & Company 2021 report: "The Future of Travel: Reshaping the Travel Experience"

Những dữ liệu này cho thấy đặt phòng trực tiếp đang phát triển nhanh hơn OTA, cả ở Châu Âu và Hoa Kỳ.

Có một số lý do cho xu hướng này:

  • Đầu tiên, các chỗ nghỉ, khách sạn đang đầu tư nhiều hơn vào các kênh đặt phòng trực tiếp của họ, chẳng hạn như trang web và chương trình khách hàng thân thiết.

  • Thứ hai, du khách đang ngày càng nhận thức được những lợi ích của việc đặt phòng trực tiếp với chỗ nghỉ, khách sạn, chẳng hạn như giá thấp hơn và dịch vụ khách hàng tốt hơn.

  • Thứ ba, đại dịch COVID-19 đã dẫn đến sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng. Nhiều du khách đặt phòng trực tiếp với chỗ nghỉ, khách sạn để tránh rủi ro phải trả phí hủy phòng.

Nhìn chung, dữ liệu cho thấy đặt phòng trực tiếp là một xu hướng đang phát triển trong ngành du lịch. Các chỗ nghỉ, khách sạn có thể tận dụng xu hướng này bằng cách đầu tư vào các kênh đặt phòng trực tiếp của họ và cung cấp cho khách hàng trải nghiệm đặt phòng tốt nhất.

Ở Việt nam, mặc dù chưa có số liệu chính thức, nhưng bản thân mình cho rằng xu hướng này sẽ trở nên phổ biến hơn so với phương Tây nếu các chủ nhà cung cấp đủ các phương tiện cần thiết để hỗ trợ Direct Booking. Chúng ta có thể dự đoán điều này dựa vào một số yếu tố sau:

  • Việt Nam chúng ta có văn hóa trò chuyện trực tiếp nhiều hơn so với xã hội phương Tây. Mọi người yêu thích được trò chuyện trực tiếp thay vì chờ đợi hoặc thông qua một bên thứ ba. Vì vậy, mọi người sẽ ưu tiên kênh Đặt Phòng Trực Tiếp hơn thay vì OTA.

  • Các nền tảng Đặt Phòng Trực Tiếp như Airbnb, Booking.com giúp tiêu chuẩn hóa quy trình, tạo ra trải nghiệm dễ dàng làm tăng sự tin cậy đối với khách đặt phòng. Nó cũng vô hình chung tạo nên một khuôn mẫu tiêu chuẩn về chăm sóc khách hàng mà các chủ nhà phải tuân theo. Qua thời gian, khách hàng cũng biết về điều này, họ biết rằng chăm sóc khách hàng trong ngành này đã trở thành một tiêu chuẩn mới và cũng yêu cầu khắc khe hơn so với thời gian cách đây 5-7 năm. Vì vậy, khách hàng không còn lo lắng về dịch vụ nữa. Thay vào đó, họ quan tâm nhiều hơn về phong cách thiết kế của chỗ Nghĩ và chi phí mà họ sẽ bỏ ra.


Khách hàng ngày càng yêu thích việc kết nối trực tiếp với chủ nhà

Câu chuyện của một Host Airbnb khi đặt phòng tại Bangkok

Là một Airbnb Host với 4 năm kinh nghiệm và hơn 480 reviews đạt 4.95*, mình tự tin mình có đủ kỹ năng để tìm một nơi lý tưởng khi du lịch. Nhưng chuyến đi đến Bangkok cùng vợ đã khiến mình phải suy nghĩ lại.

Sau khi đặt phòng qua Airbnb và đợi hơn 3 tiếng mà không thể check-in, mình đã phải liên hệ với Airbnb Support. Mình không thể tự ý hủy phòng vì sẽ không thể nhận lại phần tiền đã thanh toán. Cuối cùng, sau gần 4 tiếng căng thẳng, với sự hỗ trợ của Airbnb Support, mình đã hủy được phòng mà không mất phí.

Sau khi hủy được phòng, mình quyết định chuyển sang Booking.com. (Không còn sự lựa chọn khác 😛). Kết hợp với Google Map, mình nhanh chóng tìm được một nơi ở thích hợp, giúp chuyến đi trở nên hoàn hảo.

Lần thứ hai quay lại Bangkok, mình đã quyết định trở lại nơi ở cũ vì mình đã có một trải nghiệm tốt ở đây, từ không gian, phòng, đến vị trí. Mình không muốn mạo hiểm và trải qua những rủi ro như lần đầu. Điều này làm mình thật sự suy nghĩ về xu hướng "Direct Booking" đứng trên phương diện là một khách hàng.

Là một host, và cũng là một người thường xuyên đi du lịch, mình hoàn toàn hiểu được sự thuận tiện mà các kênh OTA mang lại. Tuy nhiên, hành vi của khách hàng ngày nay đã thay đổi. Họ không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm thông tin trên OTA. Với sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, và Google Map, họ thường tìm hiểu thêm thông tin, đánh giá từ cộng đồng trước khi quyết định đặt chỗ nghỉ. Điều này cho thấy khách hàng ngày càng thông minh và muốn kiểm soát trải nghiệm du lịch của mình. Họ muốn kết nối trực tiếp với chủ nhà, mong muốn nhận được hướng dẫn chi tiết, từ cách thức di chuyển, những địa điểm du lịch nổi tiếng, đến những đặc trưng về địa phương mà chỉ người bản xứ mới biết.

👍 Nhu cầu tương tác trực tiếp của khách hàng với host ngày càng trở nên quan trọng.

Và đây chính là điểm mấu chốt: Không nhất thiết phải qua Airbnb, Booking hay bất kỳ OTA nào khác, nếu chỗ nghỉ của bạn cung cấp đủ thông tin chi tiết, minh bạch và đáng tin cậy, mình tin chắc rằng khách hàng sẽ lựa chọn đặt phòng trực tiếp với bạn, thay vì qua các nền tảng trung gian.

Tăng trưởng Direct Booking qua việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng

Khi khách hàng hài lòng, họ không chỉ trở lại mà còn giới thiệu bạn với bạn bè của họ. Điều này chứng minh rằng việc nâng cao trải nghiệm khách hàng là chìa khóa để tăng trưởng Direct Booking.

Thực ra, Direct Booking đã tồn tại từ lâu và không còn là điều mới lạ. Trước khi OTA trở nên phổ biến, Direct Booking chính là cách thức kinh doanh truyền thống của các chỗ nghỉ, khách sạn.

OTA đã biết cách tận dụng sự bùng nổ của internet và công nghệ để tạo ra một giao diện trực quan, dễ sử dụng. Họ giúp người dùng có thể so sánh giá, dịch vụ và đánh giá từ nhiều nguồn chỉ trong vài giây. Điều này đã giúp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng và tăng cường sự tiện lợi khi đặt phòng.

Các nền tảng OTA đã nâng cao trải nghiệm của khách hàng ở giai đoạn tìm kiếm và đặt phòng. Nhưng ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ và thông tin dễ dàng truy cập trên internet, bạn cũng có thể nâng cao trải nghiệm đặt phòng của mình. Không còn phụ thuộc vào OTA, bạn hoàn toàn có thể tự mình tạo ra một trải nghiệm tương tự hoặc thậm chí tốt hơn cho khách hàng của mình.

Khách hàng hiện đại không chỉ muốn một nơi ở thoải mái, họ còn muốn một trải nghiệm cá nhân hóa và sự tương tác trực tiếp với chủ nhà. Họ muốn cảm thấy đặc biệt và được chăm sóc. Khi họ cảm nhận được sự tin tưởng từ những thông tin bạn chia sẻ trên các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Website, Blog, YouTube, TikTok, họ sẽ có xu hướng đặt phòng trực tiếp với bạn, thay vì qua OTA.

Điều này càng trở nên rõ ràng khi bạn nhận ra rằng, mặc dù việc đặt phòng qua OTA có thể tiện lợi và nhanh chóng hơn, khách hàng vẫn sẵn lòng chọn lựa đặt phòng trực tiếp với bạn. Họ sẵn lòng chấp nhận những bất tiện như phải nhắn tin, chờ xác nhận và chuyển cọc.

Bây giờ, hãy tưởng tượng nếu bạn có một trang web đặt phòng trực tiếp được tối ưu hóa đến mức có thể cạnh tranh với OTA về mặt trải nghiệm người dùng - từ việc tìm kiếm, đặt phòng, thanh toán, đến việc đọc đánh giá một cách minh bạch và tin tưởng. Sức mạnh của kênh Direct Booking sẽ tăng lên đến mức nào?

Direct booking giúp bạn giảm sự phụ thuộc vào OTA

Ở phía trên, mình đã chia sẻ với bạn về một trải nghiệm cá nhân của mình khi là khách hàng, và cách mà trải nghiệm đó đã làm mình suy nghĩ về xu hướng "Direct Booking". Nhưng câu chuyện không dừng lại ở đó. Khi đứng trên vị trí của một chủ nhà, mình cũng đã trải qua những sóng gió, những thách thức mà mình tin rằng nhiều host khác cũng đã và đang đối mặt. Và một lần nữa, những trải nghiệm đó đã khiến mình phải suy nghĩ sâu hơn về việc áp dụng xu hướng "Direct Booking" trong hoạt động kinh doanh của mình.

Câu chuyện của một Host Airbnb bị khóa Listing

Một ngày nọ, mình nhận được yêu cầu từ một khách hàng muốn check-out muộn lúc 4 giờ chiều, trong khi giờ check-out thông thường của mình là 12 giờ trưa. Mình đồng ý với điều kiện họ phải trả thêm 50% tiền phòng. Khách hàng không đồng ý và tỏ ra khá khó chịu, lý do của họ là "phòng đằng nào cũng trống".

Khi họ check-in, mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Họ liên tục phàn nàn về mọi thứ, từ sự sạch sẽ của phòng cho đến thiết kế của nhà vệ sinh không hợp lý. Điều này thật sự bất ngờ vì nhà của mình luôn được đánh giá cao từ những khách hàng trước đó. Mình nghi ngờ rằng họ cố tình làm như vậy để tạo ra một hồ sơ tiêu cực trên Airbnb. Và đúng như mình nghĩ, sau khi check-out, họ đánh giá nhà mình chỉ 1* và liệt kê một loạt lý do vô lý trong phần đánh giá.

😞 Kết quả là mình bị Airbnb cảnh cáo và tạm khóa listing của mình trong 2 tuần.

Câu chuyện trên cho thấy sự phụ thuộc quá mức vào các OTA có thể đem lại những rủi ro không lường trước.

Ngày nay, website và các kênh social (FB, Instagram, Google) là điều không thể thiếu

Là một host, bạn chắc chắn đã gặp những tình huống khó khăn tương tự như câu chuyện của mình kể trên. Chúng ta thường dành rất nhiều thời gian vào các công việc xây dựng, vận hành, bảo trì, v.v.v cho chỗ nghỉ nhưng lại bỏ qua việc phát triển thương hiệu và marketing. Chúng ta thường có thói quen dựa vào OTA để thu hút khách.

Kết quả? Chỉ biết đăng phòng và chờ đợi. Nếu bán được phòng thì vui, còn không thì chỉ biết bất lực.

Điều này chứng tỏ rằng việc chỉ dựa vào OTA không còn là lựa chọn tối ưu. Để không còn cảm giác bất lực, việc đầu tư vào các kênh tự quảng cáo là điều cần thiết. Ngày nay, website và các kênh social như Facebook, Instagram, và Google đã trở thành những công cụ mạnh mẽ giúp các host tiếp cận và tương tác trực tiếp với khách hàng.

  • Một website chuyên nghiệp không chỉ giúp bạn tạo ra sự khác biệt, mà còn là nơi bạn có thể thể hiện đẳng cấp, dịch vụ và giá trị đích thực của chỗ ở mình.

  • Các kênh social như Facebook và Instagram giúp bạn tạo ra một cộng đồng, nơi mà bạn có thể chia sẻ những hình ảnh, trải nghiệm và câu chuyện đằng sau mỗi phòng, mỗi góc nhà. Điều này không chỉ giúp tăng sự tin tưởng từ khách hàng mà còn giúp họ cảm thấy gắn kết và muốn trở lại.

  • Google, với các dịch vụ như Google My Business, giúp chỗ ở của bạn xuất hiện trên bản đồ và tìm kiếm, giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy và liên hệ với bạn.

Nhìn chung, trong xu hướng hiện nay, việc tận dụng tối đa các kênh truyền thông số là điều BẮT BUỘC. Việc kết hợp website và social media giúp tăng cường sự hiện diện của thương hiệu trên internet, thu hút lượng truy cập và tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách truy cập thành khách hàng thực sự. Điều này không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn giúp xây dựng một cộng đồng khách hàng trung thành, sẵn lòng quay lại và giới thiệu dịch vụ của bạn cho người khác.

Công nghệ là mắt xích quan trọng

Như đã nêu rõ ở trên, việc tối ưu và nâng cao trải nghiệm của khách hàng chính là trọng tâm, là KIM CHỈ NAM mà mỗi chủ nhà cần hướng tới. Một trang web được thiết kế một cách sơ sài, không đáp ứng đủ nhu cầu và tiêu chuẩn của khách hàng sẽ nhanh chóng bị loại bỏ khỏi cuộc chơi. Trong thời đại số, khi mọi thông tin đều chỉ cách chúng ta một cú click chuột, khách hàng sẽ không ngần ngại chuyển sang lựa chọn khác nếu trải nghiệm của họ không được đảm bảo.

Bạn cần một trang web đặt phòng trực tiếp không chỉ đẹp về mặt giao diện mà còn phải mượt mà, linh hoạt và thân thiện với người dùng. Mỗi bước, từ việc tìm kiếm thông tin, đặt phòng, thanh toán, cho đến việc đọc và tin tưởng vào những đánh giá từ người tiêu dùng khác, đều cần được tối ưu hóa để khách hàng cảm thấy dễ dàng, thuận tiện và an tâm.

Và đây chính là lúc công nghệ vào cuộc. Công nghệ không chỉ giúp tối ưu hóa quá trình kinh doanh mà còn là chìa khóa giúp bạn cạnh tranh hiệu quả trong một thị trường ngày càng đòi hỏi và sôi động.

Direct Booking - Bí Quyết Tăng Trưởng cho chủ nhà Airbnb

Direct Booking đang dần khẳng định vị trí quan trọng của mình trong bối cảnh số hóa ngày nay. Sự thay đổi trong cách tiếp cận và đánh giá thông tin của khách hàng đã tạo ra một cơ hội vàng cho Direct Booking phát triển mạnh mẽ.

Khách hàng hiện đại không chỉ tìm kiếm một dịch vụ đơn thuần, họ muốn một trải nghiệm. Dù Direct Booking không phải là một khái niệm mới, nhưng trước đây nó chưa thể đáp ứng đúng nghĩa trải nghiệm mà khách hàng mong đợi. Những khó khăn từ việc tìm kiếm, đặt phòng, đến thanh toán đã tạo ra một rào cản tâm lý cho nhiều người.

Ngoài ra, Direct Booking còn giúp bạn giảm sự phụ thuộc vào OTA, tạo ra một lợi thế cạnh tranh và quyền tự quản lý hoạt động kinh doanh của mình. Một website chất lượng kết hợp với sự nổi bật trên các kênh social như FB, Instagram, Google không chỉ nâng cao sự nhận diện thương hiệu mà còn tăng khả năng tương tác với khách hàng. Cuối cùng, công nghệ đóng vai trò quan trọng, giúp bạn xây dựng một trang web đủ sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Chúng ta không thể phủ nhận sức mạnh và tiềm năng của Direct Booking. Đây chính là thời điểm chủ nhà cần chú trọng và đầu tư vào kên này, tối ưu hóa trải nghiệm và tạo ra sự khác biệt.

Về GoHost - Giải pháp website hoàn chỉnh cho Direct Booking

Là một người trong ngành, chúng mình hiểu những khó khăn về rào cản công nghệ để bạn có thể xây dựng kênh Đặt Phòng Trực Tiếp và đó lý do sự ra đời của GoHost.

GoHost tự hào là nền tảng tạo trang web Đặt Phòng Trực Tiếp (Direct Booking) cho kinh doanh Khách Sạn - Homestay - Airbnb đơn giản và dễ dàng với chi phí thấp.

  • Tạo website dễ dàng, giao diện thân thiện

  • Tiết kiệm và giảm phụ thuộc vào OTA

  • Website đồng bộ lịch đặt phòng với Booking.com, Airbnb, và các kênh OTA khác.

  • Xây dựng thương hiệu riêng

Xây dựng website với tính năng tự động đồng bộ lịch là giải pháp lý tưởng cho những chủ nhà muốn phát triển trang web mới nhằm mục đích branding - tạo dựng và nâng cao hình ảnh thương hiệu của mình. Đồng thời, họ cũng cần tính năng này để đảm bảo thông tin về lịch đặt phòng luôn được cập nhật và nhất quán giữa trang web của họ và các kênh OTA khác.

Quá trình khách hàng đặt phòng trên website được tạo bởi GoHost liền mạch, từ bước so sánh và cân nhắc các phòng đến khi đặt phòng thành công hoàn toàn diễn ra trên cùng một website.

Bên cạnh đó, GoHost đồng hành cùng bạn tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho website khách sạn - homestay - villa của bạn: từ việc liên tục cập nhật những tính năng mới một cách linh hoạt và nhanh chóng, đến việc tư vấn chiến lược xây dựng hình ảnh chỗ ở chỉn chu và gần gũi trong tâm trí khách hàng.

Sở hữu website tự đồng bộ hóa lịch đặt phòng cùng GoHost với chi phí chỉ từ 135.000đ/tháng ngay hôm nay!

Đăng ký triển khai website cho Homestay của bạn.