Bí quyết vượt qua 6 thách thức trong kinh doanh Khách Sạn, Homestay

11/10/2024 · 7 phút đọc

Ngành du lịch - khách sạn luôn được đánh giá là tiềm năng và đầy hứa hẹn, mở ra cơ hội phát triển rộng lớn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, song song với những tiềm năng đó, ngành này cũng đi kèm với những thách thức không nhỏ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những chiến lược kinh doanh hiệu quả để có thể tồn tại và phát triển lâu dài.

Hôm nay, hãy cùng GoHost tìm hiểu 6 khó khăn thường gặp khi kinh doanh khách sạn, homestay và giải pháp để vượt qua những khó khăn này nhé!

6 khó khăn thường gặp khi kinh doanh khách sạn, homestay

Trong quá trình bắt đầu hoạt động kinh doanh khách sạn, homestay, người quản lý thường đối mặt nhiều thách thức, khó khăn, dẫn đến rất nhiều vấn đề về sau như hoạt động không hiệu quả, không có đặt phòng mới, doanh thu giảm,...

Dưới đây là 6 khó khăn thường gặp nhất khi kinh doanh khách sạn, homestay và giải pháp khắc phục.

Không nghiên cứu thị trường cẩn thận

Trước khi bắt đầu việc kinh doanh khách sạn, homestay một số chủ nhà đã bỏ qua bước nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể dẫn đến tình trạng không hiểu nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Các chiến lược thu hút hoặc bán hàng không cạnh tranh được với các đối thủ trong khu vực. Dẫn đến tình trạng khách sạn, homestay gặp khó khăn khi vận hành và khó phát triển tốt.

Để tránh trường hợp này chủ nhà nên tập trung phân tích về đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Như điểm mạnh của họ ở đâu (phòng ở, dịch vụ, nhân viên, giá) và so sánh với chỗ nghỉ của bạn. Nếu khách sạn, homestay đang làm tốt hơn ở điểm nào, hãy cố gắng truyền thông nhấn mạnh vào điểm tốt đó tới khách hàng. Xây dựng các chiến lược kinh doanh xoay quanh các yếu tố đó. Đừng lo lắng nếu giá tại chỗ nghỉ có cao hơn trong thị trường một chút nhưng dịch vụ, tiện ích đi kèm tốt thì khách vẫn sẵn sàng chi trả để kỳ nghỉ của họ được tốt hơn.

Hạn chế nguồn vốn, không có kế hoạch tài chính cụ thể

Thông thường, ngoài chi phí đầu tư ban đầu chủ khách sạn, homestay cần một khoản kinh phí dự trù để khách sạn có thể vận hành tốt trong thời gian chờ thu hồi vốn. Một số khách sạn, homestay không có kế hoạch tài chính cụ thể thường đầu tư quá mức kinh phí cho phép, dẫn đến việc thâm hụt vào nguồn kinh phí dự trù, không đủ chi phí để vận hành chỗ nghỉ trong khoảng thời gian mới bắt đầu kinh doanh. Đây là lỗi thường gặp và dễ khiến khách sạn, homestay phá sản trong khoảng 6 tháng đầu khi kinh doanh.

Để khách sạn có thể vận hành tốt, không gặp vấn đề về tài chính thì chủ khách sạn, homestay nên lập ra kế hoạch kinh doanh toàn diện. Với các dự báo tài chính, lợi nhuận kỳ vọng và cách xoay vòng vốn, cân bằng các khoản vay sẽ giúp chủ nhà nắm rõ ràng về tài chính tại chỗ nghỉ. Tránh các trường hợp không đủ chi phí vận hành phải cắt giảm nhân sự hoặc giảm các tiện ích cung cấp cho khách.

Thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn 

Việc thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, homestay thường xảy ra đối với các chủ nhà mới bắt đầu kinh doanh. Để quản lý tốt khách sạn và homestay, người quản lý cần phải nắm các đầu mục công việc như tiếp đón khách, dọn phòng, đặt phòng, dịch vụ khách hàng và bảo trì,...

Các công việc này có thể khiến người quản lý cảm thấy áp lực khi mới bắt đầu kinh doanh, tuy nhiên một khi người quản lý có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm, hầu hết các công việc sẽ được thực hiện một cách suôn sẻ khiến cho bộ máy khách sạn, homestay hoạt động trơn tru, hiệu quả.

Để khắc phục vấn đề này, người quản lý có thể cân nhắc một số cách dưới đây:

1. Trang bị kiến thức và kỹ năng:

Tham gia các khóa học quản lý khách sạn, homestay: Đây là cách hiệu quả để bạn học hỏi những kiến thức và kỹ năng cần thiết để vận hành một khách sạn hiệu quả, bao gồm quản lý quầy lễ tân, quản lý phòng ốc, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, v.v.

Đọc sách và tài liệu về kinh doanh khách sạn: Có rất nhiều sách và tài liệu về kinh doanh khách sạn được viết bởi các chuyên gia trong ngành. Việc đọc sách và tài liệu này sẽ giúp bạn cập nhật những xu hướng mới nhất trong ngành và học hỏi từ kinh nghiệm của những người đi trước.

Tham gia các hội thảo và sự kiện ngành khách sạn: Tham gia các hội thảo và sự kiện ngành khách sạn là cơ hội tuyệt vời để bạn gặp gỡ và học hỏi từ những người có kinh nghiệm trong ngành, đồng thời cập nhật những xu hướng mới nhất trong thị trường.

2. Tìm kiếm người hướng dẫn và cố vấn:

Tìm kiếm một người hướng dẫn hoặc cố vấn có kinh nghiệm trong kinh doanh khách sạn: Họ có thể chia sẻ với bạn những kinh nghiệm quý báu và giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt trong quá trình kinh doanh.

Tham gia các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp: Có rất nhiều chương trình hỗ trợ khởi nghiệp dành cho các doanh nghiệp mới, bao gồm các chương trình đào tạo, tư vấn và hỗ trợ tài chính.

3. Luôn học hỏi và thích ứng:

Ngành du lịch - khách sạn luôn thay đổi, vì vậy điều quan trọng là bạn phải luôn học hỏi và thích ứng với những xu hướng mới nhất. Hãy cởi mở với những ý tưởng mới và sẵn sàng thử nghiệm những chiến lược marketing và kinh doanh mới.

4. Không đào tạo nhân viên kỹ càng 

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng giúp khách sạn có thể mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Tuy nhiên, việc thuê các nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm có thể tạo gánh nặng về kinh tế cho các khách sạn mới bắt đầu kinh doanh. Vì vậy, nhiều khách sạn lựa chọn việc đào tạo một đội ngũ nhân viên mới. Nhiều khách sạn, nhà nghỉ không chú trọng vào việc đào tạo nhân viên kỹ lưỡng dẫn đến trường hợp nhân viên không đủ kỹ năng và kiến thức để chăm sóc khách hàng. Điều này góp phần tạo ấn tượng không tốt khi khách lưu trú tại chỗ nghỉ, khiến khách sạn, homestay dễ nhận những đánh giá tiêu cực từ khách trên các trang đặt phòng OTA - Online Travel Agency, làm giảm uy tín và doanh thu của chỗ nghỉ.

Để xây dựng được một đội ngũ nhân viên lành nghề là một nhiệm vụ khó khăn và cần nhiều thời gian đào tạo.Khách sạn, homestay nên tham khảo một số giải pháp dưới đây nhằm rút ngắn quy trình đào tạo và giúp các nhân viên làm tốt nhiệm vụ của mình:

  • Chuẩn bị quy trình tuyển dụng nghiêm ngặt.

  • Đưa ra các mức thưởng giữ chân nhân viên tài năng và đầu tư vào các chương trình đào tạo năng lực.

  • Tạo ra lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng để thúc đẩy tinh thần gắn bó lâu dài của nhân viên.

  • Sử dụng các danh sách (checklist) có sẵn cũng giúp nhân viên nhanh chóng nắm bắt công việc và làm tốt phần việc được giao hơn. Tham khảo ngay Checklist buồng phòng của GoHost để tối ưu quản lý bộ phận buồng phòng bạn nhé!

5. Lượng đặt phòng biến động nhu cầu theo mùa

Đối với các khách sạn, homestay mới bắt đầu kinh doanh, việc ổn định và duy trì doanh thu vào mùa thấp điểm là một thách thức có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh. Vào mùa thấp điểm, hầu hết các khách sạn, homestay đều phải đối mặt với tình trạng tỷ lệ đặt phòng thấp, dẫn đến doanh thu không đủ chi trả cho các chi phí vận hành chỗ nghỉ.

Để có thể vượt qua mùa thấp điểm, chủ khách sạn, homestay nên chuẩn bị trước một chiến lược thu hút khách hàng vào mùa này. Các chương trình khuyến mãi hoặc gói dịch vụ với mức giá ưu đãi có khả năng giúp khách sạn thu hút được các lượt đặt phòng mới. Đồng thời, tham gia các kênh phân phối (OTA) cũng giúp khách sạn tăng khả năng hiển thị và có tỷ lệ nhận được đặt phòng.

Xem thêm cách xây dựng chiến lược quản lý doanh thu khách sạn.

6. Chưa biết cách marketing hiệu quả

Trong ngành du lịch cạnh tranh gay gắt ngày nay, việc marketing hiệu quả là điều cần thiết để thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh thu cho khách sạn. Tuy nhiên, nhiều khách sạn vẫn gặp khó khăn trong việc xây dựng chiến lược marketing phù hợp và hiệu quả.

Việc thiếu hụt các chiến lược marketing hiệu quả có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng cho khách sạn, bao gồm:

  • Giảm lượng khách hàng: Nếu khách sạn không thể tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng, họ sẽ không thể lấp đầy phòng ốc và tạo doanh thu.

  • Mất lợi thế cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh có chiến lược marketing hiệu quả sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn và chiếm thị phần lớn hơn.

  • Doanh thu sụt giảm: Doanh thu của khách sạn sẽ sụt giảm nếu họ không thể thu hút đủ khách hàng.

  • Hình ảnh thương hiệu bị ảnh hưởng: Một chiến lược marketing kém hiệu quả có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của khách sạn và khiến khách hàng mất niềm tin.

Các giải pháp để vượt qua khó khăn kinh doanh homestay, khách sạn

Để khắc phục những vấn đề này, các khách sạn cần xây dựng chiến lược marketing phù hợp và hiệu quả. Dưới đây là một số giải pháp mà khách sạn có thể áp dụng:

1. Sử dụng đa dạng kênh marketing

Khách sạn nên sử dụng đa dạng kênh marketing để tiếp cận khách hàng tiềm năng, bao gồm website, mạng xã hội, email marketing, quảng cáo trực tuyến, v.v.

Với sự phát triển bùng nổ của các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,... Khách sạn, homestay hoàn toàn có thể tự tạo trang mạng xã hội cho chỗ nghỉ của mình, giúp tiếp cận với nhiều du khách trên toàn thế giới bằng nội dung phong phú, đa dạng.

Khác với các trang mạng xã hội, việc sở hữu trang website riêng cho khách sạn, homestay giúp chỗ nghỉ tạo được niềm tin với du khách, từ đó thúc đẩy việc đặt phòng trực tiếp.

Nếu bạn chưa có trang website đặt phòng và thanh toán trực tiếp cho khách sạn, homestay của mình, bạn có thể tham khảo nền tảng tạo website đặt phòng từ GoHost

GoHost tự hào nền tảng tạo website đặt phòng trực tiếp đơn giản trong 24h với chi phí vận hành chỉ 8.000VNĐ/ngày. Với GoHost, bạn hoàn toàn có thể:

  • Tạo website đặt phòng và thanh toán trực tiếp với thời gian ngắn, không cần kinh nghiệm hay kiến thức về công nghệ.

  • Website đặt phòng sẽ được đồng bộ lịch đặt phòng vớiBooking.com, Airbnb.com, và các website OTAs khác.

  • Chủ động xây dựng thương hiệu riêng thông qua các bài blog, cùng công cụ SEO.

  • Website đặt phòng trực tuyến hỗ trợ đa ngôn ngữ và live chat với khách hàng.

Liên hệ với GoHost ngay hôm nay để nhận tư vấn!

Hotline 0935 322 272

Email: hi@gohost.vn

2. Tạo nội dung thu hút 

Nội dung thu hút sẽ giúp khách sạn, homestay thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới và khuyến khích họ đặt phòng thông qua trang website đặt phòng của bạn. Tùy thuộc vào từng kênh marketing, chủ nhà cần thiết kế và biên soạn nội dung phù hợp giúp khách hàng dễ tiếp cận thông tin hơn.

3. Đo lường và phân tích hiệu quả marketing 

Việc đo lường và phân tích hiệu quả marketing sẽ giúp khách sạn, homestay đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp. Chủ nhà có thể tham khảo thêm các công cụ đo lường và phân tích hiệu quả miễn phí để tiết kiệm chi phí.

Kết luận

Việc kinh doanh khách sạn, homestay có thể bắt gặp một số khó khăn, thử thách trong thời gian đầu hoạt động. Tuy nhiên, mọi vấn đề điều có cách khắc phục hoặc giải quyết nếu khách sạn, homestay đã sớm dự đoán được tình huống và có phương án khắc phục phù hợp. Hãy nhớ rằng, kinh doanh là một quá trình lâu dài và cần thời gian để thu hồi vốn đầu tư. Không ngừng kiên trì, thích nghi và đổi mới sẽ giúp các chủ khách sạn có thể vượt qua khó khăn trong thời gian đầu kinh doanh.