Khởi nghiệp kinh doanh Homestay và những điều cần lưu ý

John Doe
Duyen
30/07/2024 · 7 phút đọc

Kinh doanh homestay là gì? 

Kinh doanh homestay là một hình thức kinh doanh cho thuê chỗ nghỉ. Nhưng điểm đặc biệt giúp kinh doanh homestay khác biệt với kinh doanh khách sạn là khách lưu trú sẽ cùng sinh hoạt với chủ nhà, trải nghiệm lối sống văn hóa địa phương, và trau dồi thêm ngôn ngữ bản địa trong thời gian lưu trú.

Xu hướng kinh doanh homestay tại Việt Nam vẫn đang phát triển mạnh trong những năm gần đây. Đối với du khách nước ngoài, họ mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa, con người, những điểm thú vị tại đất nước họ đến. Và homestay có thể cung cấp được những trải nghiệm độc đáo đó, có tính cá nhân hóa cao nên được du khách ưu tiên chọn lựa cho kỳ nghỉ của họ.

Trên thực tế, khi nhu cầu du lịch của khách tăng cao, mô hình kinh doanh homestay đã thay đổi nhiều so với khái niệm ban đầu. Nhiều chủ đầu tư xây dựng homestay với mục đích chính là kinh doanh thu lợi nhuận khác với tinh thần ban đầu là chia sẻ lối sống địa phương.

Lợi ích khi kinh doanh homestay

Khi kinh doanh homestay, chủ nhà cũng nhận lại rất nhiều lợi ích không chỉ về mặt doanh thu mà còn về các giá trị vô hình khác như mối quan hệ, phát triển du lịch địa phương,... Dưới đây là một số lợi ích nổi bật khi các chủ nhà lựa chọn kinh doanh homestay:

Công việc ổn định: Chủ nhà nhận được nguồn thu nhập ổn định từ việc cho thuê phòng và bán thêm các dịch vụ bổ sung khác.

Trải nghiệm văn hóa: Khi kinh doanh homestay, chủ nhà có cơ hội tương tác với du khách đến từ khắp nơi trên thế giới và học hỏi về văn hóa và nếp sống của khách. Điều này làm cho trải nghiệm của chủ nhà trở nên đa dạng và thú vị hơn.

Kết nối với cộng đồng địa phương: Homestay thường tạo cơ hội kết nối với cộng đồng địa phương, từ việc mua sắm thực phẩm địa phương cho khách đến hợp tác với hướng dẫn viên du lịch và nhà hàng địa phương.

Vốn đầu tư ban đầu ít: So với các loại hình kinh doanh khác, đầu tư homestay không đòi số vốn ban đầu quá cao. Nếu chủ nhà kinh doanh mô hình homestay truyền thống thì chỉ cần tốn chi phí cải tạo không gian và đầu tư các tiện ích ban đầu. Khoản phí tiết kiệm được, chủ nhà có thể dùng để tối ưu khâu vận hành, quảng cáo.

Khởi nghiệp  kinh doanh homestay cho người mới bắt đầu

Đối với các homestay phát triển theo mô hình truyền thống, chủ nhà thường là người dân địa phương, là các hộ gia đình sống trong khu vực. Vì vậy, các yếu tố phân tích trước khi bắt đầu kinh doanh thường sẽ bị bỏ qua. Nhưng nếu bạn là một nhà đầu tư muốn đầu tư tại một khu vực mới thì nên bắt đầu từ các bước cơ bản nhất. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở phần dưới của bài viết.

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là một bước quan trọng không nên bỏ qua khi mới bắt đầu khởi nghiệp homestay. Hãy trả lời các câu hỏi sau, nó sẽ giúp các chủ nhà hiểu thêm về thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và tiềm năng phát triển tại khu vực.

  • Số lượng đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong khu vực.

  • Giá cho thuê homestay trung bình trong khu vực.

  • Lượng khách du lịch có đông không, chủ yếu là khách quốc tế hay trong nước.

  • Khách thường rải đều trong tuần hay chỉ có cuối tuần.

  • Dự tính tiềm năng doanh thu, lợi nhuận và thời gian hoàn vốn.

Nghiên cứu địa điểm

Sau khi đã nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, chủ nhà cũng không nên bỏ qua một yếu tố quan trọng khác là địa điểm. Đối với khách, họ sẽ thường ưu tiên lựa chọn các chỗ ở gần địa điểm vui chơi, tham quan nổi bật trong khu vực. Hoặc là một nơi thuận lợi cho việc di chuyển đến các điểm tham quan. Nếu mở homestay ở tại các vị trí này, tỷ lệ lấp đầy phòng sẽ luôn cao.

Lựa chọn mô hình kinh doanh homestay

Như đã đề cập đến ở phần đầu của bài viết, mô hình kinh doanh homestay đã thay đổi so với khái niệm ban đầu để phù hợp hơn với nhu cầu của khách du lịch ngày nay. Dựa vào nghiên cứu thị trường và địa điểm tìm được, chủ nhà có thể dễ dàng lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp với homestay của mình.

Homestay truyền thống

Đây là mô hình kinh doanh homestay truyền thống, khách sẽ ở cùng chủ nhà. Bạn sẽ cần tương tác, trò chuyện nhiều với khách, tạo cho khách cảm giác thoải mái nhất. Với mô hình truyền thống, bạn có thể bán thêm được rất nhiều dịch vụ. Ví dụ như tour trải nghiệm ẩm thực địa phương, tour đi bộ xuyên rừng,...

Homestay kết hợp khách sạn

Một số nhà đầu tư xây dựng khách sạn và đặt tên gọi là homestay, xây dựng trang trí theo phong cách gần gũi ấm cúng như một homestay truyền thống, việc làm này có thể thu hút được các du khách quan tâm tới loại hình này. Điểm khác là nhân viên và chủ nhà sẽ không ở cùng cũng như không có nhiều sự tương tác với khách lưu trú.

Homestay cộng đồng

Loại mô hình này thường xuất hiện ở các làng đồng bào thiểu số, nơi có nhiều nhà trong 1 làng cùng làm homestay. Các công ty du lịch thường hay tổ chức các tour tìm hiểu văn hóa, cuộc sống của người đồng bào rất hình thích chọn lưu trú tại mô hình homestay cộng đồng này. Tuy nhiên, để triển khai được mô hình này thì sẽ hơi khó hơn các loại mô hình trước vì chủ nhà sẽ cần làm việc với địa phương, xem xét về chính sách xây dựng phát triển văn hóa tại khu vực.

Các mô hình khác

  • Farmstay: homestay kết hợp với làm vườn (farm). Mô hình dành cho khách thích nghỉ dưỡng, tìm về thiên nhiên, phù hợp với gia đình có con nhỏ. Mô hình khó làm cần am hiểu cả về làm vườn và homestay.

  • Glamping & Camping: mô hình cắm trại qua đêm ở các khu vực có nhiều cây xanh hoặc gần với thiên nhiên. Chi phí đầu tư thấp nhưng mang về lợi nhuận cao.

Lên kế hoạch về ngân sách kinh doanh

Để homestay có thể vận hành tốt trong thời gian đầu kinh doanh, bên cạnh chi phí đầu tư xây dựng ban đầu, chủ nhà cần chuẩn bị một kế hoạch về ngân sách kinh doanh bao gồm:

  • Bước 1: Tính toàn bộ chi phí đầu tư và vận hành càng chi tiết càng tốt.

  • Bước 2: Tính giá trung bình của đối thủ trong khu vực.

  • Bước 3: Tính toán tỷ lệ lấp phòng dự kiến bao nhiêu % trong tuần và bao nhiêu % cuối tuần, lợi nhuận mỗi tháng, giá phòng và doanh thu dự kiến.

  • Bước 4: Tính tỷ suất hoàn vốn dựa trên chi phí đầu tư, lợi nhuận ròng mỗi năm.

Thời gian thu hồi vốn lý tưởng là từ 7 tháng - 2 năm. Tùy theo mức độ đầu tư của chủ nhà, đầu tư ít thì khả năng thu hồi vốn nhanh, đầu tư nhiều thì thời gian hoàn vốn lâu. Việc lựa chọn đầu tư nhiều hay ít phụ thuộc vào kinh nghiệm và nguồn vốn mà chủ nhà có. Bước này vô cùng quan trọng, chủ nhà nên cân nhắc và tính toán kỹ tránh trường hợp đầu tư quá kinh phí cho phép.

Thủ tục cấp phép kinh doanh

Tương tự như các hình thức kinh doanh cung cấp dịch vụ lưu trú khác, kinh doanh homestay không phải là trường hợp ngoại lệ khi yêu cầu giấy phép đăng ký đầy đủ để có thể chính thức đi vào hoạt động. Một số giấy phép bắt buộc cần có như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận an ninh trật tự, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, giấy công nhận xếp hạng.

Ngoài ra, homestay trước khi được vận hành cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện, yêu cầu đã được quy định rất rõ ràng và cụ thể trong các văn bản pháp luật như: Nghị định 79/2014/NĐ-CP, Nghị định số 46/2012/NĐ-CP, Luật Du lịch 2005,..

Bí quyết vận hành và quản lý homestay

Để homestay được vận hành tốt, các chủ nhà cần đảm bảo khách luôn hài lòng khi đang lưu trú tại chỗ nghỉ. Ngoài ra, việc bán nhiều phòng cũng giúp homestay có nguồn thu ổn định để phát triển thêm các dịch vụ mới hoặc cải thiện cơ sở vật chất tại chỗ nghỉ. Trước tiên, các chủ nhà nên tập trung vào các yếu tố này:

Chăm sóc khách hàng 

Các quy trình check-in/out đơn giản giúp khách cảm thấy hài lòng khi vừa tới chỗ nghỉ. Các dịch vụ bán thêm giúp tăng trải nghiệm trong lúc khách lưu trú cũng là điểm cộng và có thể giúp homestay nhận được các đánh giá tích cực.

Quy trình dọn dẹp 

Phòng ở là nơi khách sẽ đánh giá homestay của bạn có đạt chuẩn chất lượng như những gì được quảng cáo hay không. Nếu phòng không được dọn sạch khi khách nhận phòng hoặc thiếu các tiện ích, homestay sẽ dễ nhận được các phàn nàn từ khách. Tệ hơn nữa, họ có thể để lại các đánh giá tệ trên nền tảng đặt phòng. Chủ nhà nên chuẩn bị danh sách dọn dẹp vệ sinh để giúp nhân viên có thể dọn dẹp nhanh chóng mà không bỏ sót khu vực nào.

Bán phòng trên các kênh đặt phòng 

Đối với một homestay mới mở, chủ nhà sẽ cần hợp tác bán phòng trên các kênh đặt phòng để tiếp cận được với tệp khách hàng phù hợp. Tham gia các chương trình khuyến mãi trên các kênh đặt phòng để thu hút cho homestay những lượt đặt phòng và đánh giá đầu tiên, tạo cơ sở tham khảo cho những vị khách khác sau này.

Xem thêm 6 lợi ích khi sử dụng kênh đặt phòng.

Marketing homestay

Chủ nhà cũng nên tận dụng các nền tảng xã hội như facebook, instagram, tiktok để quảng bá hình ảnh homestay đến nhiều khách hàng hơn. Các chiến dịch quảng cáo phù hợp sẽ giúp tiếp cận được những vị khách đang trong bước tìm kiếm chỗ nghỉ cho kỳ nghỉ của họ.

Quản lý tài chính 

Sử dụng các phần mềm báo cáo tổng hợp hàng ngày, sẽ giúp chủ nhà nắm được tình hình kinh doanh của homestay. Từ đó, tạo các chiến lược về giá và thu hút khách hàng đặt phòng dễ dàng hơn.

Các kênh tiếp thị hiệu quả

Facebook

Đối với Facebook, chủ nhà có thể tập trung chia sẻ các hình ảnh tại homestay mỗi ngày hoặc các phản hồi tích cực từ những vị khách trước đó. Khi một khách hàng mới tìm đến, họ sẽ bị thu hút bởi các nội dung được đăng tải và có ý muốn đặt phòng tại homestay.

Xem thêm cách tạo nội dung thu hút facebook.

Google

Tối ưu thông tin trên Google cũng là một cách giúp khách có thể tìm thấy bạn. Cập nhật địa chỉ, số điện thoại, hình ảnh sẽ giúp Google đánh giá cao chỗ nghỉ của bạn và tăng thứ hạng kết quả tìm kiếm. Khách lưu trú có thể để lại các đánh giá tại đây và giúp bạn tiếp thị với chi phí 0đ.

Website

Chủ nhà có thể bắt đầu triển khai website khi homestay đã vận hành tốt và có một lượng khách ổn định. Triển khai website giúp homestay

  • Tiếp cận tệp khách đa dạng hơn.

  • Giảm phụ thuộc vào OTA.

  • Bán thêm các dịch vụ kèm theo tại homestay.

GoHost tự hào nền tảng tạo website đặt phòng trực tiếp đơn giản trong 24h với chi phí vận hành chỉ 8.000VNĐ/ngày. Với GoHost, chủ nhà hoàn toàn có thể:

  • Tạo website đặt phòng với thời gian ngắn, không cần kinh nghiệm hay kiến thức về công nghệ.

  • Website đặt phòng sẽ được đồng bộ lịch đặt phòng với Booking.com, Airbnb, và các kênh OTAs khác.

  • Chủ động xây dựng thương hiệu riêng.

Truy cập GoHost ngay để tìm hiểu nhiều tính năng ưu việt khác!

Quản lý homestay từ xa

Tạo quy trình tự hoạt động sẽ giúp cho bạn quản lý nhân viên và chất lượng của homestay tốt hơn, đồng thời giảm được chi phí vận hành. Bạn hoàn toàn có thể quản lý từ xa 24/7 nếu tạo được quy trình chuẩn. Đặc biệt, nếu chọn mô hình homestay check-in, check-out tự động như khi làm airbnb thì bạn không cần phải có mặt tại homestay mà vẫn điều hành tốt.

Một số quy trình chủ nhà có thể thử tự động hóa tại homestay của mình:

  • Tạo quy trình check-in, check-out tự động: Nhân viên không cần đợi khách đến để làm thủ tục, hoặc ngược lại khách sẽ cảm thấy thoải mái khi họ có thể nhận phòng bất cứ lúc nào họ đến mà không cần phải thông báo trước. Quy trình nhanh chóng, cũng làm khách hài lòng hơn và dễ đánh giá tốt chỗ nghỉ.

  • Quy trình dọn dẹp: Sử dụng checklist vệ sinh giúp quy trình dọn dẹp được diễn ra nhanh chóng mà vẫn đảm bảo khâu vệ sinh đạt chuẩn. Chủ nhà có thể tải checklist vệ sinh mẫu do GoHost chuẩn bị tại đây.

  • Sử dụng các công nghệ thông minh: Với các công nghệ hiện đại, homestay có thể dễ dàng quản lý các đặt phòng, đóng mở phòng một cách nhanh chóng, hạn chế tình trạng đặt trùng lịch. Các phần mềm này nên tích hợp được với trang website của homestay.

  • Thiết kế Guidebook riêng: Nội dung có thể là hướng dẫn check-in/out, các tiện ích, quy định của homestay, điểm tham quan gợi ý, lịch trình, điểm ăn uống và các dịch vụ của homestay. Với các nội dung này, homestay sẽ tăng cơ hội bán thêm các dịch vụ, đồng thời chủ nhà có thể quảng cáo homestay của mình tới khách.

GoHost hiện tại hỗ trợ tạo digital guidebook miễn phí dành cho các chủ nhà! Liên hệ GoHost ngay qua hotline: 0935322272 để biết thêm chi tiết!

Duyen

Airbnb Superhost
4.95
4 năm kinh nghiệm Airbnb với 4.95 rating từ 480 lượt đánh giá