Kinh doanh Khách Sạn là gì? Những điều cần biết khi kinh doanh Khách Sạn

21/10/2024 · 5 phút đọc

Năm 2024 đánh dấu bước khởi đầu mới cho ngành khách sạn, du lịch tại Việt Nam sau giai đoạn dài chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Kinh doanh khách sạn là một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng nhưng cũng đầy thử thách, đòi hỏi sự đầu tư lớn về vốn, kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý.

Thông qua bài viết này, GoHost muốn giúp bạn hiểu rõ hơn về kinh doanh khách sạn, từ những khái niệm cơ bản đến những điểm cần lưu ý quan trọng. Hy vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức này.

Khái niệm Kinh doanh khách sạn 

Hiểu một cách đơn giản, kinh doanh khách sạn là việc cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch và công tác.

Mục tiêu của kinh doanh khách sạn là tạo ra lợi nhuận thông qua việc quản lý hiệu quả các nguồn lực, từ cơ sở vật chất đến nhân sự, và cung cấp dịch vụ chất lượng cao để thu hút và giữ chân khách hàng.

Lĩnh vực này đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về quản lý, tiếp thị, tài chính, và chăm sóc khách hàng để duy trì và phát triển doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.

Những mô hình kinh doanh khách sạn phổ biến

Hiện nay, thị trường khách sạn có nhiều mô hình kinh doanh đa dạng, được phân chia dựa trên các yếu tố khác nhau. Mỗi mô hình khách sạn đều hướng đến mục tiêu kinh doanh riêng và phục vụ đối tượng khách hàng cụ thể. Sự đa dạng này giúp các khách sạn dễ dàng tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng khác nhau.

Mô hình kinh doanh khách sạn theo quy mô

Mô hình kinh doanh theo quy mô của khách sạn thường phản ánh cấu trúc tổ chức và phạm vi hoạt động. Các mô hình này có thể được phân loại dựa trên quy mô của khách sạn, dịch vụ cung cấp, và mục tiêu thị trường.

  • Khách sạn nhỏ: 1 - 50 phòng

  • Khách sạn hạng trung: 51 - 200 phòng

  • Khách sạn cao cấp: 201 phòng trở lên

  • Khu nghỉ dưỡng: Nằm ở vị trí đẹp, có nhiều tiện ích như hồ bơi, spa, sân gôn,...

Mô hình kinh doanh khách sạn theo hạng sao

Phân hạng khách sạn theo sao là hệ thống đánh giá chất lượng dịch vụ, tiện nghi và cơ sở vật chất của khách sạn dựa trên các tiêu chí cụ thể do cơ quan quản lý du lịch quy định.

  • Khách sạn 1 sao: Thường cung cấp các dịch vụ phòng nghỉ tiêu chuẩn, nhà hàng cơ bản và dịch vụ lễ tân.

  • Khách sạn 2 sao:  Đa dạng hơn với các tiện ích như nhà hàng, phòng tập thể dục, và dịch vụ phòng cấp cao hơn. Chất lượng phòng và dịch vụ được cải thiện so với các khách sạn 1 sao.

  • Khách sạn 3 sao: Cung cấp các tiện nghi như nhà hàng đa dạng, dịch vụ phòng tốt hơn, hồ bơi và các tiện ích giải trí.

  • Khách sạn 4 sao: Được trang bị với các tiện ích cao cấp như spa, trung tâm hội nghị, nhà hàng sang trọng và dịch vụ phòng đẳng cấp.

  • Khách sạn 5 sao: Cung cấp trải nghiệm lưu trú đẳng cấp với các tiện ích như spa cao cấp, sân golf, nhà hàng 5 sao và dịch vụ phòng sang trọng.

Mô hình kinh doanh khách sạn theo tính chất đặc thù

Phân loại theo đặc thù là một cách tiếp cận phổ biến, giúp doanh nghiệp kinh doanh khách sạn xác định hướng đi phù hợp với thế mạnh và thị hiếu khách hàng. Dưới đây là một số mô hình kinh doanh khách sạn theo đặc thù phổ biến tại Việt Nam:

  • Khách sạn thương mại: Gần trung tâm thành phố, thuận tiện di chuyển. Phục vụ đối tượng khách hàng là doanh nhân và cán bộ công chức đi công tác

  • Khách sạn nghỉ dưỡng: Nằm ở khu du lịch, có cảnh quan đẹp, thuận tiện di chuyển đến các điểm tham quan. Đối tượng khách hàng sẽ là những người có kinh tế ổn định, gia đình hoặc nhóm bạn bè.

  • Khách sạn sân bay: Đây là dạng khách sạn được đặt gần các sân bay, được trang bị đầy đủ tiện nghi. Dành cho các hành khách đang chờ quá cảnh hay chờ chuyến bay.

  • Khách sạn bình dân: Cung cấp dịch vụ lưu trú cơ bản, giá cả hợp lý. Phục vụ cho đối tượng khách có nhu cầu lưu trú qua đêm, thường tập trung tại các bến xe hoặc gần các đường quốc lộ.

Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh khách sạn 

Vận hành kinh doanh khách sạn không phải là việc đơn giản, đòi hỏi các chủ khách sạn phải có một tư duy nhạy bén với sự biến đổi của thị trường. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khách sạn mà bạn cần lưu ý:

Yếu tố mùa vụ 

Yếu tố mùa vụ đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh khách sạn. Trong mùa cao điểm, khách sạn tập trung vào tăng giá phòng, tuyển dụng thêm nhân viên, và thực hiện các hoạt động tiếp thị để thu hút khách.

Ngược lại, trong mùa thấp điểm, khách sạn thường giảm giá phòng, tối ưu hóa chi phí vận hành, và tăng cường các hoạt động bảo trì cơ sở vật chất. Bằng cách phân tích và dự báo kỹ lưỡng, khách sạn có thể điều chỉnh linh hoạt chiến lược kinh doanh để tối ưu hóa lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Chất lượng dịch vụ 

Khách hàng ngày càng mong đợi những trải nghiệm lưu trú không chỉ đơn giản là một nơi ở, mà còn là một trải nghiệm đáng nhớ và thoải mái. Điều này đặt ra áp lực lớn cho các khách sạn phải cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, thân thiện và đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Để đạt được yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ, các khách sạn liên tục đánh giá và cải thiện quy trình hoạt động, lắng nghe phản hồi từ khách hàng, và thúc đẩy sự sáng tạo trong việc cung cấp các trải nghiệm mới và độc đáo.

Biến động giá cả 

Rủi ro về biến động giá cả là một thách thức đáng chú ý trong kinh doanh khách sạn. Các biến động này có thể bao gồm giá nguyên vật liệu, chi phí nhân công, dịch vụ ngoại vi và cạnh tranh giá phòng.

Để giảm thiểu rủi ro, các khách sạn thường áp dụng các biện pháp như kích hoạt hợp đồng giá cố định, sử dụng công cụ tài chính để giảm rủi ro tỷ giá, và duy trì chiến lược giá cả linh hoạt.

Ngoài ra, còn có hàng loạt các yếu bên ngoài tác động đến việc kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn. Từ nền kinh tế, tình hình chính trị cho đến sự phát triển của công nghệ. Đây là những yếu tố quan trọng mà bạn cần phải hiểu rõ để điều hành hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả.

Xem thêm: 10 chiến lược “làm giá phòng” mà superhost cần phải biết

Một vài lưu ý khi kinh doanh khách sạn

Trong bối cảnh kinh doanh khách sạn đang trở nên phổ biến tại Việt Nam, sự cạnh tranh trong thị trường này ngày một khốc liệt hơn. Để kinh doanh khách sạn đạt được hiệu quả cao, bạn cũng cần lưu ý những điểm sau:

Hiểu rõ khách hàng mục tiêu 

Nắm bắt đặc điểm và nhu cầu của khách hàng mục tiêu để có thể cung cấp dịch vụ phù hợp và tối ưu hóa trải nghiệm của họ.

Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp 

Mỗi mô hình kinh doanh có những ưu điểm và nhược điểm riêng, bạn cần lựa chọn mô hình phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, nguồn vốn và khả năng quản lý của mình.

Áp dụng các chiến lược marketing hiệu quả 

Tăng cường mức độ nhận diện thương hiệu khách sạn thông qua các kênh như:  website, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, quảng cáo truyền thống,...

Nếu bạn đang mong muốn khởi nghiệp kinh doanh khách sạn và đang tìm kiếm đối tác tạo trang website đặt phòng, hãy tham khảo ngay tính năng tạo trang đặt phòng và thanh toán trực tiếp của GoHost.

​​GoHost tự hào nền tảng tạo website đặt phòng trực tiếp đơn giản trong 24h với chi phí vận hành chỉ 8.000VNĐ/ngày. Với GoHost, bạn hoàn toàn có thể:

  • Tạo website đặt phòng và thanh toán trực tiếp với thời gian ngắn, không cần kinh nghiệm hay kiến thức về công nghệ.

  • Website đặt phòng sẽ được đồng bộ lịch đặt phòng vớiBooking.com, Airbnb, và các website OTAs khác.

  • Chủ động xây dựng thương hiệu riêng thông qua các bài blog, cùng công cụ SEO.

  • Website đặt phòng trực tuyến hỗ trợ đa ngôn ngữ và live chat với khách hàng.

Liên hệ với GoHost ngay hôm nay để nhận tư vấn!

Hotline 0935 322 272

Email: hi@gohost.vn

Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp

Nhân viên là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ của khách sạn. Đào tạo thường xuyên về nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ và thái độ làm việc nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời hơn, góp phần tăng khả năng nhận được đánh giá cao hơn từ khách.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi kinh doanh khách sạn:

  • Tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh khách sạn.

  • Đảm bảo an ninh trật tự cho khách sạn và sự an toàn của khách lưu trú.

  • Bảo vệ môi trường xung quanh khu vực kinh doanh khách sạn.

Kết luận 

GoHost vừa cung cấp đến bạn đọc những thông tin cần thiết về lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm kinh doanh khách sạn cũng như tích luỹ thêm nhiều thông tin cần thiết khác về lĩnh vực này.